• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua secondary sidebar

Tin Tức Công Giáo

  • Trang Chủ
  • Tin Mới
  • Giáo Hội Việt
  • Phép Lạ
  • Kinh Thánh
Trang chủ » Tin Mới

Gia đình là Công Giáo không đi lễ, đọc kinh mà đi chùa cúng bái…

Hỏi 434
Kính thưa Qúi Cha, Con có một người bạn, Gia đình anh ta là người công giáo , Nhưng Gia đinh anh ta không khi nào đi lễ nhà thờ , không khi nào đọc kinh, đã sao nhãng hơn 40 năm nay rồi .

Đôi khi còn vào Chùa cúng bái nữa….Mới đây, gia đình anh ta có một người mới qua đời , và làm lễ theo nghi thức Công Giáo.

Nhưng vừa chôn cất xong, Gia đình Anh ta lại vào Chùa xin các Sư Vãi đọc kinh cầu siêu cho người mới chết. Nhưng gia đình anh ta lại xin chúng con tới đọc kinh để cầu nguyện cho người chết.

Vậy con xin hỏi Cha, chúng con có nên tói nhà gia đình đó để đọc kinh cầu nguyện không? Chúng con chỉ cầu nguyện cho Gia Đình anh ấy mau chóng trở lại Đạo thôi. Như vậy có hợp lý không Cha? Xin Cha giải thích cho con được biết. Chúng con xin cám ơn Cha.
Nguyễn Tài

Đáp:
Theo như anh trình bày, gia đình bạn anh đã 40 năm không đi lễ, không một lần đến nhà thờ, và hơn thế nữa còn đến Chùa cúng bái, theo khách quan thì gia đình của bạn anh coi như chối bỏ đức tin Công giáo, nói nôm na là bỏ đạo.

Giáo lý Công giáo gọi đó là lạc giáo, tức là “ngoan cố chối bỏ một chân lý phải tin với đức tin đối thần và Công giáo hoặc ngoan cố hồ nghi về chân lý ấy sau khi đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội” (Sách GLHTCG số 2089). Và Giáo luật điều 1184 qui định:

(1) Trừ khi đã biểu lộ một dấu hiệu sám hối nào đó trước khi qua đời, thì phải từ chối an táng theo nghi lễ Giáo Hội:
1. những người bội giáo, lạc giáo và ly giáo cách tỏ tường;
2. những người chọn hỏa táng thi hài của mình vì những lý do nghịch với Ðức Tin Kitô Giáo;

3. những tội nhân trống trải khác, mà việc an táng theo nghi thức Giáo Hội chắc chắn sẽ sinh gương xấu công khai cho các tín hữu.
(2) Khi gặp trường hợp hoài nghi, thì phải hỏi ý kiến Bản Quyền sở tại và làm theo sự phán quyết của Ngài.

Như vậy, theo Giáo luật người thân gia đình của bạn anh qua đời nếu không tỏ một dấu hiệu nào sám hối trở về với đức tin thì không được phép cử hành bất cứ một nghi lễ Công giáo nào cả.

Nhưng, nếu đã được một linh mục đến cử hành thánh lễ an táng chắc là người qua đời đã tỏ dấu hiệu sám hối trước khi chết, thì việc đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người đó là chuyện nên làm theo đức ái Kitô giáo.

Bởi chúng ta cầu nguyện với mục đích là cầu cho linh hồn người quá cố, nên việc người nhà của người quá cố xin sư sãi cầu siêu cũng không ảnh hưởng gì đến chuyện đọc kinh cầu nguyện của bạn.

Hơn nữa, đúng như bạn suy nghĩ, việc đọc kinh như thế cũng là cơ hội để khuyên nhủ gia đình bạn anh trở về với đức tin.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải khôn ngoan dò xét coi thái độ của gia đình bạn của anh khi mời bạn đến đọc kinh. Nhiều khi, đó là thái độ của những người đang rơi vào chủ nghĩa tương đối hoá tôn giáo, mọi tôn giáo đều ngang nhau, không còn tin vào Thiên Chúa Duy nhất,

và không còn giữ huấn lệnh tôn thờ một mình Thiên Chúa, và chỉ một mình Ngài mà thôi. Họ coi việc cầu siêu trong Chùa hay đọc kinh cầu nguyện theo đạo Công Giáo đều ngang nhau. Họ sống theo chủ trương bắt cá hai tay, không được bên này thì cũng được bên kia.

Chúng ta phải cương quyết khước từ trước thái độ như thế, chúng ta phải mạnh dạn nói lên chính kiến của chúng ta. Đừng bao giờ đồng loã với những hành vi chối bỏ, hoặc báng bổ đức tin.

Trong trường hợp như thế, để tránh hiểu lầm, tốt nhất là bạn xin lễ cầu cho linh hồn người qua đời và phó thác linh hồn đó cho lòng thương xót của Chúa.

Thân ái chào bạn

Danh mục Tin Mới

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Nổi bật

  • Các tật xấu có thể xảy ra khi ta đi tham dự thánh lễ
  • Cây chổi trong tay Thiên Chúa
  • Phận đời Linh Mục nào ai hiểu thấuPhận đời Linh Mục nào ai hiểu thấu
  • Xin Hiệp Ý Cầu Nguyện: Tượng Đức Mẹ Sầu Bi Bị Đập Ρhá, Gp Xuân Lộc
  • Tượng Thánh Tâm 90 năm tuổi ở Nhà Thờ Chính Tòa Mỹ bị k.ẻ xấu đ.ập ph.á
  • Phạm Thánh nghiêm trọng: Tượng Thánh Tâm 90 năm tuổi bị kẻ xấu đập pháPhạm Thánh nghiêm trọng: Tượng Thánh Tâm 90 năm tuổi bị kẻ xấu đập phá
  • Giải Trừ Giáo Sỹ của 1 Linh Mục Việt, Sắc Lệnh Tòa Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên
  • “Đức Mẹ Ủi An” Chảy Nước Mắt Từ Ngày 8 Tháng 9 Năm 2020
  • Một linh mục Công Giáo bị truy tố vì tội truyền giáo trái phép
  • Hy Lạp: “Đức Mẹ Ủi An” chảy nước mắt từ ngày 8 tháng 9Hy Lạp: “Đức Mẹ Ủi An” chảy nước mắt từ ngày 8 tháng 9
  • Món quà của Chúa – 3 anh em – 3 cha…Món quà của Chúa – 3 anh em – 3 cha…
  • Hàng chục ngàn tín hữu rước Đức Mẹ tại SiriaHàng chục ngàn tín hữu rước Đức Mẹ tại Siria
  • Bão cuốn trôi tượng Đức Mẹ được Thánh Gioan Phaolô II làm phép, 10 năm sau bão lại đưa về
  • Tội nguyên tổ là gì?
  • Ngày cuối đời của linh mục chánh xứ Phanxicô Trương Bửu Diệp

Sidebar thứ hai

Phổ biến

7 tội lỗi trong kinh thánh cha diêp cha long nhà bè con muốn đi tu con xin xam hoi cuoc chiu nan cua chua giesu các bước làm lễ cưới trong nhà thờ câu nói thấm câu nói thấm thía câu nói tâm đắc cây thánh giá gap go duc kito hồng ân là gì hồng ân thiên chúa kinh cau chiu nan kinh cau thanh giuse kinh cua ong thanh anton kinh người áo trắng kinh sám hối công giáo kinh thien chua giao kinh thánh anton padua kinh thánh là sự thật kinh ông thánh an tôn kinh ông thánh antôn kinh ông thánh antôn hay làm phép lạ lay thanh giuse làm lễ cưới nhà thờ làm lễ cưới trong nhà thờ làm phép cưới trong nhà thờ lễ cưới nhà thờ nghi thức lễ cưới trong nhà thờ ong thanh anton thánh giá chúa giêsu tất cả là hồng ân tất cả là hồng ân là câu nói của ai tội nguyên tổ vì đời con tất cả là hồng ân áo dài trắng rửa tội ân là gì đi lễ nhà thờ đám cưới nhà thờ đám cưới trong nhà thờ đám cưới ở nhà thờ đời sống cầu nguyện đức mẹ làm phép lạ

Copyright © 2021